PIANO CỔ ĐIỂN VÀ LỘ TRÌNH HỌC 54 BUỔI
- Tháng Bảy 5, 2023
- 0 Comments
Học piano cổ điển đang ngày càng trở nên phổ biến phải khả năng nuôi dưỡng tinh thần và nâng cao sức khoẻ tinh thần cho người học. 1 trong những trường phái nổi tiếng nhất của piano chắc chắn phải kể đến piano cổ điển. Hãy cùng tìm hiểu về trường phái piano cổ điển trong bài viết hôm nay của Piano Home xem bạn có thấy bản thân phù hợp không nhé.
1. Piano Cổ Điển Là Gì? Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Piano Cổ Điển:
Trường phái Piano cổ điển là một trường phái âm nhạc phổ biến trong thời kỳ từ khoảng nửa đầu thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, các nhà soạn nhạc đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm piano cổ điển nổi tiếng, và các nghệ sĩ piano đã trở thành những người nổi tiếng và được yêu mến.
Trước khi có piano, các nhạc cụ dùng để chơi nhạc là clavecin (đàn cembalo) và clavichord (đàn clavicô). Tuy nhiên, piano đã được phát minh vào khoảng giữa thế kỷ 18 bởi Bartolomeo Cristofori tại Ý. Piano có âm thanh to hơn và cho phép người chơi điều chỉnh âm lượng của nhạc cụ bằng cách sử dụng pedal.
Trong thời gian này, các nhà soạn nhạc piano cổ điển đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm nổi tiếng, bao gồm các tác phẩm của Johann Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven. Những tác phẩm này có tính khó và yêu cầu người chơi có kỹ thuật tốt. Trong những năm sau đó, piano cổ điển đã tiếp tục phát triển và trở thành một phần quan trọng của âm nhạc cổ điển. Trong quá trình phát triển của piano cổ điển, có nhiều trường phái âm nhạc đã xuất hiện, mỗi trường phái có đặc điểm riêng và ảnh hưởng đến các tác phẩm được sáng tác. Ví dụ, trường phái Baroque là một trường phái âm nhạc phổ biến trong thời kỳ từ khoảng nửa đầu thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18. Trong giai đoạn này, các tác phẩm piano cổ điển có tính chất phức tạp và yêu cầu người chơi có kỹ thuật cao. Trong khi đó, trường phái Classical là một trường phái âm nhạc được phát triển vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, các tác phẩm piano cổ điển có tính chất thanh lịch và tinh tế hơn so với Baroque. Cuối cùng, trường phái Romantic là một trường phái âm nhạc được phát triển vào giữa thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, các tác phẩm piano cổ điển có tính chất cảm xúc và tình cảm hơn so với Classical.
2. Học Piano Cổ Điển Có Khó Không?
Không thể phủ nhận việc học trường phái cổ điển có đem lại nhiều khó khăn cho người học hơn những trường phái khác hay các nhạc cụ khác do piano cổ điển đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu. Piano cổ điển có nhiều điểm sẽ khiến nhiều bản nản lòng như: piano cổ điển yêu cầu người học phải thực sự khéo léo về kỹ thuật chơi như vị trí bàn tay, sự phối hợp giữa 10 ngón tay, sử dụng đúng các ngón tay, tốc độ, sức mạnh,… Đòi hỏi người học phải rất nỗ lực để làm chủ kỹ thuật. Đồng thời, Những bản nhạc piano cổ điển thường có những giai điệu phức tạp và có nhiều nốt, đi kèm nhiều kỹ thuật. Người chơi cần có trí nhớ nhạc tốt để thuộc và biến tấu theo ý muốn, người học piano cổ điển cũng cần sự tập trung và kiên nhẫn để có thể hoàn thiện bản nhạc cổ điển 1 cách trọn vẹn.
Tuy khó khăn là vậy, trường phái cổ điển vẫn là 1 trường phái vô cùng đáng học với nhiều điểm mà bạn nên cân nhắc. Piano cổ điển là dòng nhạc nền tảng cho tất cả các dòng nhạc hiện đại như pop, rock,… Với việc có thể làm chủ được trường phái này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các thể loại khác. Trường phái cổ điển cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên nhẫn nhất định khi chơi các bản nhạc. Đức tính này sẽ được chui rèn qua thời gian bạn học piano cổ điển.
3. Phương Pháp Học Piano Cổ Điển Cho Người Mới Bắt Đầu:
Nếu bạn đang muốn học chơi piano cổ điển, đây là một số lưu ý và bước khởi đầu để giúp bạn bắt đầu:
Tìm một cây đàn piano để học: Nếu bạn không có một cây đàn riêng, bạn có thể tìm kiếm các trung tâm âm nhạc hoặc các lớp học piano gần nhà của bạn. Điều này sẽ giúp cho việc học của bạn được tiến hành hiệu quả hơn. Tại Piano Home luôn có sẵn những cây đàn piano phù hợp cho mọi trình độ, đồng thời trung tâm cũng luôn mở cửa cho tất cả các học viên qua tập luyện hoàn toàn miễn phí.
Học cách đọc nốt nhạc: Để chơi được piano, bạn cần phải biết cách đọc nốt nhạc. Piano cổ điển có hệ thống bản nhạc phức tạp và đồ sộ, bạn nên luyện tập các đọc nhạc trước để không bị “ngợp” khi theo học trường phái cổ điển. Bạn có thể tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn về cách đọc nốt nhạc trên internet hoặc tại các trung tâm âm nhạc.
Tập trung vào kỹ thuật chơi piano: Kỹ thuật chơi piano rất quan trọng, vì vậy bạn nên tập trung vào việc rèn luyện kỹ thuật từ các bài hát đơn giản và dần dần chuyển sang các bài khó hơn.
Luyện tập thường xuyên: Để tiến bộ trong việc chơi piano, bạn cần phải luyện tập thường xuyên. Cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập.
4. Lộ Trình Học Piano Cổ Điển Tại Piano Home:
Hiện tại, Piano Home đang có 4 khoá với số buổi lần lượt là 36 buổi, 54 buổi, 72 buổi và 96 buổi. Hôm nay, Piano Home sẽ gợi ý cho bạn khoá học được nhiều học viên của trung tâm lựa chọn nhất – Khoá 54 buổi
Buổi 1-4: Trong 4 buổi học đầu tiên, học viên sẽ
Làm quen với khuông nhạc và khóa Sol
Tập đọc 5 nốt nhạc cơ bản
Luyện tập giãn ngón và chỉnh tư thế tay trên đàn
Tập các bài luyện ngón 5 nốt các quãng 2, quãng 3 và quãng 4
Buổi 5-9 : Sau những buổi cơ bản, học viên sẽ nâng dần độ khó
Luyện tập đọc nốt ở nhiều vị trí khác nhau trên khuông nhạc
Luyện tập 2 tay cùng chạy Gam Đô trưởng
Tập đánh tác phẩm “Dưới ánh trăng”
Buổi 10-14:
Làm quen kiến thức về nhịp phách cơ bản
Làm quen với khóa Fa
Luyện tập tiết tấu nhịp 4/4 và tập đánh tác phẩm “Jingle Bell” và “On the Bridge of Avignon”
Buổi 15-19 :
Luyện tiết tấu nhịp 3/4 và tập Etude số 3 Opus 599 Czerny
Luyện tập tác phẩm “Je Commence” và “Petite Valse”
Buổi 20-26:
Tổng hợp kiến thức và đánh giá của Giáo viên về quá trình học của học viên
Làm quen với kiến thức về dấu chấm dôi, dấu lặng.
Luyện tập tác phẩm “Hồ thiên nga” và “Twinkle Twinkle Star”.
Buổi 27-31:
Làm quen với dấu nối và kỹ thuật đánh Legato trên đàn
Làm quen với nốt móc đơn và tập ngón các bài nốt móc đơn như Etude số 13 và số 14 Opus 599 của Czerny
Tập tác phẩm : “Spring” và “Musette”
Buổi 32-36:
Làm quen với dấu hóa bất thường.
Luyện tập các bài : “Chim cúc cu” và “Minuet in G”
Buổi 37-41:
Làm quen với nhịp và tiết tấu 3/8 và 6/8.
Làm quen với các sắc thái trong các bản nhạc cổ điển
Tập tác phẩm “Fur Elise” của Beethoven
Buổi 42-48:
Tổng hợp kiến thức và nhận xét của Giáo viên trong quá trình học
Luyện tập giãn ngón và kĩ thuật di chuyển tay trên đàn
Luyện tập các khúc Etude số 4 và số 5 Opus 777 của Czerny
Buổi 48-54:
Luyện tập tác phẩm cổ điển lớn để làm bài tốt nghiệp và báo cáo kết quả học tập: The Blue Danube, Wave of Danube,…
Link đăng ký học thử: pianohome.vn/dangky
Địa chỉ trung tâm
– Trung tâm 1: 40 ngõ 183 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– Trung tâm 2: 17-19 Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
– Trung tâm 3: Tầng 4, Biệt thự 31, Thanh Xuân Residence 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Hà Nội
– Trung tâm 4: Số 10 Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
– Trung tâm 5: Số 39 Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0965 350 110
Bình luận gần đây