5 BÍ QUYẾT TỰ TIN BIỂU DIỄN PIANO TRÊN SÂN KHẤU
- Tháng Bảy 10, 2023
- 0 Comments
Biểu diễn dưới ánh đèn sân khấu có lẽ là ước mơ của hầu hết những người học đàn piano. Buổi biểu diễn có thể là thành quả luyện tập hàng tháng trời hoặc thậm chí là cả năm. Tuy nhiên, chỉ vì sự lo lắng mà “đi tong” sự cố gắng này thì quả là uổng phí phải không nào. Hôm nay hãy để Piano Home mách bạn bí quyết biểu diễn piano trên sân khấu nhé.
1. Những Lý Do Dẫn Đến Sự Lo Lắng, Sợ Hãi Sân Khấu:
Mỗi khi đứng trên sân khấu để biểu diễn đàn piano, hầu hết các nghệ sĩ đều cảm thấy lo âu và hấp tấp trong họ. Đó là cảm xúc hoàn toàn bình thường. Vậy đâu là lý do dẫn đến việc này:
Choáng ngợp trước không gian rộng lớn và đông người: Khi chúng ta đứng trên sân khấu lớn, ánh đèn chiếu sáng chói mắt và hàng trăm ánh mắt nhìn về phía mình. Không gian rộng mở và đông đúc khiến tâm trí hoảng hốt, dễ gặp phải tình trạng lúng túng, quên nốt nhạc hay mất tập trung.
Lo lắng vì tiếng ồn: Tiếng động từ khán giả, tiếng bước chân hay tiếng khán giả nói chuyện có thể làm gián đoạn suy nghĩ và khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng. Bạn không thể tập trung được như ở phòng luyện tập yên tĩnh. Kết hợp với tâm lý lo lắng sẵn có, nó càng làm bạn trở nên bối rối hơn.
Tâm lý sợ sai – sợ đánh giá: Khi lên sân khấu, chúng ta dễ căng thẳng hơn bởi sợ sai sót hay xảy ra vấn đề kỹ thuật khiến biểu diễn bị gián đoạn. Ánh mắt và sự đánh giá của khán giả càng khiến chúng ta lo lắng nhiều hơn. Biểu diễn trực tiếp không cho phép bạn có thể chơi lại như khi tập. Bạn quá tập trung vào yếu tố này làm bản thân căng thẳng và rồi lạc mất nhịp của bản nhạc.
2. Biểu Hiện Khi Bạn Lo Lắng Trên Sân Khấu:
Khi bị sợ hãi hoặc cảm thấy lo lắng trước khi biểu diễn đàn piano trên sân khấu, người chơi thường gặp phải một số khó khăn nhất định. Đầu tiên có thể kể đến triệu chứng thường gặp nhất là tay run khi chạm vào phím đàn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài biểu diễn. Thứ hai, lo lắng dễ khiến người chơi mất đi sự tập trung, dẫn đến những sai lầm trong trình diễn hoặc quên một số đoạn của bài nhạc. Người chơi cũng có thể mất đi kiến thức về bài nhạc mà họ đã luyện tập, thậm chí có thể trở nên hoảng hốt giữa chừng đến mức phải dừng lại. Cuối cùng, do lo lắng, người chơi thường thở nặng nhọc hơn bình thường do áp lực biểu diễn trước đám đông.
3. 5 Bí Kíp Vượt Qua Nỗi Sợ Sân Khấu:
Luyện tập nhiều sẽ giúp bạn quen thuộc với bản nhạc và đạt hiệu quả cao hơn khi biểu diễn. Mục tiêu nên luyện tập ít nhất 10 lần để thấm nhuần từng nốt nhạc và phổ biến từng phần trong bản nhạc. Không chỉ luyện tập làm quen với bản nhạc, bạn cũng nên luyện tập để làm quen với cây đàn bạn sẽ biểu diễn và cả sân khấu. Việc đã có cảm giác trước với nhạc cụ và sân khấu giúp tăng sự tự tin của bạn, giúp bạn giảm cảm giác bồn chồn, lo âu.
Thực hành trước đám đông kể cả bạn bè và người thân sẽ giúp bạn dần quen với cảm giác biểu diễn trước khán giả và giảm bớt tâm lý lo sợ. Sự quen thuộc này sẽ giúp ích nhiều cho buổi biểu diễn chính thức sau này. Người chơi có thể làm quen với việc có người lắng nghe bằng cách biểu diễn trước mặt gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp.
Hít vào và thở ra sâu liên tục trước và trong khi biểu diễn giúp bạn bình tĩnh hơn. Như đã nói phía trên, khó thở là 1 biểu hiện của việc bạn lo lắng. Hãy giữ nhịp thở đều để lấy lại sự bình tĩnh. Bạn cũng nên tập thở bằng cơ hoành để giúp tăng lượng không khí vào cơ thể mà không làm mệt mỏi các cơ hô hấp ngực.
Hãy tập trung hoàn toàn vào bản nhạc và lờ đi mọi ồn ào xung quanh. Việc này giúp bạn lấy lại được sự tập trung để không có sai sót gì trong buổi biểu diễn. Bạn nên tập cách suy nghĩ rằng việc lo lắng là 1 điều tất yếu khi bất kỳ nghệ sĩ nào lên sân khấu, không chỉ piano mà còn hát hay bất kỳ nhạc cụ nào.
Trước biểu biểu diễn, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước lợi tiểu như bia, nước có ga hay thức ăn nhiều dầu mỡ. Cảm giác bồn chồn dễ khiến cơ thể muốn có nhu cầu đi vệ sinh. Việc tiêu thụ các thực phẩm trên càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
4. Cách “Chữa Cháy” Khi Gặp Sai Sót Trên Sân Khấu:
Dù chuẩn bị kỹ thế nào, sai sót là điều vẫn có thể gặp phải. Vậy nếu nhỡ đánh sai nốt hoặc lệch mất nhịp rồi thì làm sao đây?
Giảm bớt cảm xúc: Dù có sai sót đi nữa, hãy giữ bình tĩnh và cố gắng không quá lo lắng, tức giận. Cố gắng duy trì vẻ ngoài tự nhiên nhất có thể.
Tiếp tục biểu diễn: Sau khi sai sót, hãy ngay lập tức tiếp tục biểu diễn. Đừng dừng lại. Việc dừng lại sẽ làm đớn hơn tình huống.
Tránh nhìn khán giả: Hãy nhìn xuống bàn đàn và tập trung vào bản nhạc thay vì nhìn khán giả. Điều này sẽ giúp bạn tập trung trở lại.
Tiếp tục theo nhịp: Hãy cố gắng duy trì nhịp điệu ban đầu và theo nhịp trong bản nhạc. Đây là cách tốt nhất để tiếp tục buổi biểu diễn một cách suôn sẻ.
Kết thúc một cách tích cực: Kết thúc buổi biểu diễn một cách tự nhiên, để lại ấn tượng tích cực cho khán giả dù có sai sót trong quá trình trình diễn.
Link đăng ký học thử: pianohome.vn/dangky
Địa chỉ trung tâm
– Trung tâm 1: 40 ngõ 183 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
– Trung tâm 2: 17-19 Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
– Trung tâm 3: Tầng 4, Biệt thự 31, Thanh Xuân Residence 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Hà Nội
– Trung tâm 4: Số 10 Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
– Trung tâm 5: Số 39 Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0965 350 110
Bình luận gần đây